Việc cấp phát Khẩu phần ở Cuba

Một cuốn sổ tem phiếu tại CubaMột điểm phân phát khẩu phần thực phẩm cho người dân ở Havana

Thời bao cấp ở Việt Nam có "Sổ lương thực" (còn gọi là "sổ gạo") còn ở Cuba có một cuốn sổ tương tự gọi là "Sổ quản lý việc bán thực phẩm". Đó là cuốn sổ nhỏ bằng bàn tay, bìa giấy ngả vàng, hơi sần sùi được bao bìa và ép plastic kỹ lưỡng, cuốn sổ được người dân cất kỹ trong tủ vì mất cuốn này làm lại lâu và vất vả, cả tháng mới xong, trong thời gian đợi làm sổ là mất phần thực phẩm trong tháng đó. Các trang trong được chia cột gồm loại thực phẩm (gạo, đường, muối, bánh mì) và ngày tháng nhận. Cửa hàng phân phối thịt của xóm là một địa điểm nhỏ, phía trước treo tấm bảng ghi rõ thực phẩm đợt này có những gì. Trong một khu dân cư thường có 2 cửa hàng, một chuyên bán những loại không cần trữ lạnh như gạo, đậu, trứng, bánh mì, cửa hàng khác chuyên thịt, cá. Thực phẩm phân phối cho cửa hàng 1 lần/tháng nên ngày này rất đông, từ bà già lụm cụm chống gậy cho đến anh thanh niên quần đùi, áo ba lỗ, họ chỉ muốn lấy được thịt sớm, nếu đến chậm thì phần của mình vẫn còn đó, tháng nào không lấy, tháng sau vẫn được lấy bù, họ đứng xếp hàng nói cười rôm rả, người già, tàn tật, phụ nữ mang thai được ưu tiên không cần xếp hàng.[12]

Nhiều cửa hàng tại Cuba ngày càng vắng khách vì sự khan hiếm của các loại thực phẩm cơ bản như trứng gà, bột mìthịt gà. Do vậy, khi đi du lịch Cuba không khó để bắt gặp những người xếp hàng dài, đứng chờ đợi cả giờ đồng hồ để có thể mua mỗi khi có hàng về. Cuba sản xuất được 900.000 quả trứng, trong khi hằng ngày cần có 5 đến 7 triệu quả để đáp ứng nhu cầu của 11 triệu dân. Sự thiếu hụt này giảm xuống còn 700.000 quả hồi trung tuần tháng. Ngoài ra, thịt lợn phổ biến nhất ở Cuba cũng chỉ đạt vài trăm tấn mỗi ngày, thấp hơn mức đặt ra. Cuba nhập khẩu 60-70% nhu cầu thực phẩm trong nước. Một số ít các cải cách nông nghiệp trong những năm gần đây đã thất bại trong việc tăng sản lượng cũng như phải chịu lệnh cấm vận thương mại của Mỹ hàng thập kỷ qua từ việc Hoa Kỳ cấm vận Cuba[3].

Sự sụt giảm viện trợ từ nước đồng minh chủ chốt Venezuelakim ngạch xuất khẩu sụt giảm đã khiến Cuba lâm vào khó khăn. Cuba phải vật lộn để có tiền mặt nhằm nhập khẩu hàng hóa thiết yếu. Nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ kể từ khi ông Donald Trump trở thành Tổng thống đã khiến khủng hoảng thanh khoản của Cuba càng trở nên tồi tệ hơn[3]. Chương trình khẩu phần thực phẩm của Cuba có chi phí hàng tháng là 230 triệu USD nên Cuba gặp khó khăn trong việc huy động số tiền cần thiết để thực hiện các chương trình xã hội của mình, hậu quả của các lệnh trừng phạt khắc nghiệt của Mỹ, nền kinh tế do nhà nước quản lý kém hiệu quả và ngành du lịch đang phải vật lộn để phục hồi sau đại dịch COVID-19.[11] Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do lệnh cấm vận thương mại cứng rắn của chính quyền các đời Tổng thống Mỹ. Các nhà kinh tế thì cho rằng một nguyên nhân khác cũng không kém phần quan trọng khiến Cuba rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế là sự sụt giảm nguồn viện trợ từ Venezuela. Các công ty dầu mỏ nhà nước ở Venezuela đang cắt giảm gần 2/3 các lô hàng nhiên liệu trợ cấp cho Cuba để sử dụng sản xuất điện và kiếm ngoại tệ từ thị trường mở.[3]

Chính phủ Cuba tuyên bố thiết lập định mức người dân được mua thịt gà, trứng, gạo, đậu, xà phòng cùng các loại nhu yếu phẩm khác nhằm đối phó với tình hình khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng đang diễn ra, các hình thức phân phối khác nhau sẽ được đưa ra nhằm giải quyết tình trạng thiếu nhu yếu phẩm[3] Một vấn đề khác khiến người dân Cuba lo lắng là nhiều hàng hoá sẽ biến mất tại các cửa hàng, siêu thị do một số kẻ đầu cơ ôm hàng rồi bán lại trên thị trường chợ đen với giá cắt cổ. Do vậy, các siêu thị ở Cuba sẽ giới hạn số tiền mà mỗi người có thể mua một số sản phẩm nhất định như thịt gàxà phòng. Các sản phẩm khác như trứng, gạo, đậuxúc xích sẽ chỉ được mua bằng thẻ khẩu phần và bị giới hạn số lượng mua nhất định mỗi tháng. Một số người Cuba, đặc biệt là những người có mức lươnglương hưu thấp, không đủ khả năng mua hàng hóa trên thị trường chợ đen.[3] Nhiều người khác lại nhấn mạnh đây là sự quản lý sai lầm của nền kinh tế. Những biện pháp này chỉ là biện pháp khắc phục tạm thời chứ không giải quyết được vấn đề của người Cuba về lâu dài. Đất nước này sản xuất quá ít hàng hóa và vì vậy không có đủ tiền tệ tiêu dùng.[3]

Tình trạng tham nhũng nhỏ trong các ngành công nghiệp nhà nước, như ăn cắp tài sản nhà nước để bán ra chợ đen, cũng thường xảy ra.[8] Cuba phá đường dây trộm thịt gà từ cơ sở nhà nước bán ra thị trường tự do. Cuba đã kết tội 30 người vì ăn trộm 133 tấn thịt gà và bán chúng trên đường phố giữa bối cảnh quốc Cuba đang thiếu hụt thực phẩm.[14] Các đối tượng đã trộm 8.500 thùng thịt gà loại 15 kg của doanh nghiệp nhà nước COPMAR và sử dụng số tiền thu được, ước tính 1,35 triệu USD, để mua tủ lạnh, máy tính xách tay, tivimáy điều hòa không khí. Các tên trộm đã lấy thịt đựng trong 1.660 hộp từ cơ sở thực phẩm COPMAR trực thuộc nhà nước ở thủ đô La Havana.[14] Đây là vụ trộm cắp quy mô lớn hiếm hoi tại Cuba, gây rúng động dư luận, trong bối cảnh Cuba đang thiếu trầm trọng lương thực, thuốc mennhiên liệu. Số thịt gà bị đánh cắp nằm trong khẩu phần tem phiếu để phân phối cho người dân theo quy định, số lượng thịt gà bị đánh cắp tương đương với khẩu phần ăn trong một tháng của một tỉnh cỡ trung bình của Cuba, theo tỷ lệ phân phối thực phẩm hiện tại.[15] nó tương đương với khẩu phần ăn gà trong một tháng đối với một tỉnh cỡ trung bình của Cuba[14].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khẩu phần ở Cuba http://edis.ifas.ufl.edu/FE482 https://www.nytimes.com/2019/05/11/world/americas/... https://tuoitrethudo.com.vn/cuba-quay-lai-thoi-ky-... http://www.miamiherald.com/news/nation-world/world... https://www.behance.net/gallery/16893337/Monika-Sh... https://web.archive.org/web/20060524031450/http://... http://www.oxfamamerica.org/newsandpublications/pu... https://data.worldbank.org/indicator/NY.GDP.PCAP.C... http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/americas/1311962.... https://tuyengiao.vn/cuba-tiep-tuc-chuong-trinh-ca...